Da mặt bị nám là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Để có thể phòng ngừa cũng như lựa chọn cách chữa chữa nám da hiệu quả nhất, trước hết chị em cần phải biết nám da mặt là gì, nguyên nhân gây nám da, dấu hiệu nhận biết nám da… Cùng đi sâu tìm hiểu về nám da mặt và cách chữa trị hiệu quả qua bài viết sau đây.
Nám da mặt là gì?
Nám da mặt là tình trạng trên khuôn mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen… ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ trên cơ thể con người. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm…. Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Nám da thường xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng, mịn. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.
Thông thường, có 3 loại nám da sau:
– Nám da từng mảng: Đây là loại có “chân nám” nông (nằm ở lớp biểu bì– lớp trên cùng của da) và dễ điều trị dứt điểm nhất. Nám xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt, nguyên nhân là do các nhân tố khách quan từ môi trường nắng nóng, ô nhiễm hay việc dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, uống thuốc ngừa thai…
– Nám da sâu (nám đốm): Loại này có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Nếu soi trên máy có thể thấy ngay chân nám nằm sâu lưới lớp hạ bì của da. Nguyên nhân có thể do di truyền, nội tiết tố, hoomon thay đổi đột ngột vì quá trình làm mẹ… Đây là loại nám “lì lợm” và khó điều trị nhất với thời gian kéo dài, thông thường chỉ có thể dứt điểm 80%.
– Nám da hỗn hợp: Nếu ai xuất hiện cả 2 loại nám nêu trên thì sẽ được xếp vào loại nám hỗn hợp. Loại này phức tạp ở chỗ phải điều trị bằng 2 cách cho những vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.
Nguyên nhân gây nám da mặt là gì?
Theo các chuyên gia, nám xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như: do di truyền, do sự rối loạn nội tiết tố của cơ thể (giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh…), do tâm trạng, tinh thần không ổn định, thường xuyên lo lắng, stress, do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ da, hoặc do lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp… Tóm lại, nguyên nhân gây nám da gồm các nguyên nhân bên trong và những và những tác động của môi trường từ bên ngoài cơ thể:
– Các nguyên nhân nám da mặt từ bên trong cơ thể:
-
Nguyên nhân bị nám da mặt do di truyền: với 1 số người, do di truyền từ bố mẹ mà dễ mắc bệnh nám da mặt.
-
Rối loạn sắc tố: Bước vào giai đoạn này, khi quá trình sinh hóa của chất amin-tyro-sine trong máu tăng hoặc giảm đột ngột đều sẽ khiến các sắc tố gây nám phát triển mạnh mẽ hơn.
-
Nám da do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như : mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt
-
Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét. Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
-
Nguyên nhân gây ra nám mặt do tâm trạng, tâm lý tinh thần, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.
Các nguyên nhân gây nám da mặt từ bên ngoài như:
-
Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
-
Do sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách dễ gây ra bệnh nám da mặt.
-
Do tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm,…
-
Dấu hiệu nhận biết nám da mặt
Để xác định mình có nám da hay không, bạn có thể dựa vào những biểu hiện, dấu hiệu của nám da mặt sau đây:
-
Các vùng da có màu nâu vàng, nâu đậm trên những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Màu sắc các vùng nám không đồng nhất.
-
Các vết nám thường xuất hiện ở gò má, trán, mũi
-
Khi ra nắng nám da thường đậm màu hơn
Mặc dù có thể tự chuẩn đoán tại nhà, tuy nhiên do nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác, vì vậy bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác nhất.
Bị nám da mặt phải làm sao? Các phòng ngừa, chống nám da mặt như thế nào?
Nám da mặt không phải xuất hiện ngay từ khi bạn mới sinh ra, thậm chí ở tuổi dậy thì vấn đề này cũng rất ít thấy. Thường chỉ ở những phụ nữ ngoài 30 tuổi, nám da mới bắt đầu xuất hiện. Vậy khi bị nám da mặt phải làm sao? Khi bị nám da, ngoài việc biết và phân biệt từng loại nám, nguyên nhân gây nám, bạn cần chú ý những điểm sau:
Thường xuyên chăm sóc và bảo vệ da
Hạn chế tối đa việc cho da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Trước khi ra đường phải che chắn cẩn thận bảo vệ làn da và bôi kem chống nắng. Vệ sinh da mặt thường xuyên bằng nước sạch và mỹ phẩm chuyên dụng. Đắp mặt nạ dưỡng da nhằm cung cấp các dưỡng chất, vitamin thiết yếu
Bổ sung cho cơ thể những vitamin cần thiết
Việc cung cấp đầy đủ những vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin: A, C, E, B12, uống nhiều nước, cần tránh các thức ăn cay nóng làm xung huyết da, các loại rượu, bia, ……sẽ giúp bạn bù đắp cho cơ thể một lượng chất nhất định, giúp tái tạo da đồng thời ngăn ngừa sự biến đổi, rối loạn của các hooc môn, vì vậy cũng giảm nguy cơ nám xuất hiện.
Tuyệt đối hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Để che khuyết điểm các vết nám, nhiều người đã sử dụng mỹ phẩm nhưng việc lạm dụng mỹ phẩm có thể gây tổn thương cho da. Với những người chưa mắc bệnh nám, việc lạm dụng các loại mỹ phẩm đặc biệt các loại mỹ phẩm rẻ tiền có thể khiến xuất hiện nám da.
Vì trong mỹ phẩm có rất nhiều hóa chất, không tốt cho da, sẽ vô tình giết chết tế bào da và tạo cơ hội cho nám phát triển. Việc lạm dụng mỹ phẩm sẽ khiến cho khó có thể trị bệnh nám da dứt điểm. Còn với những người đã bị nám, cách chăm sóc da tốt nhất cũng là hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nó sẽ vô tình làm nám phát triển và lan rộng theo cấp số nhân.
Tránh mọi căng thẳng, lo lắng
Lo lắng, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân gây nám da mặt chủ yếu. Thức đêm nhiều và sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, các thực phẩm nhiều mỡ đều không hề tốt đối với làn da, khiến cho hooc môn trong cơ thể bị biến đổi, gây nám da. Đặc biệt những yếu tố trên cũng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục những vùng nám da. Bạn hãy tự sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho mình.