Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến chiếm 5% dân số châu Âu, 2% dân số châu Á và châu Phi, xấp xỉ 10% tổng số các bệnh nhân đến khám ở các phòng khám Da liễu. Bệnh lành tính, thường không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lí và những hệ lụy của nó. Nam gặp nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em. Bệnh phát thành từng đợt, có khi tăng giảm theo mùa.
Nguyên nhân
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:
-
Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp.
-
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
-
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
-
Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
-
Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
Nhận diện
-
Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây.
-
Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
-
Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.
-
Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
-
Vẩy nến thể đỏ da toàn than.
-
Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô).
Những điều cần tránh của người bị vẩy nến
Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:
-
Tránh căng thẳng (stress)
-
Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)
-
Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xạt phòng, vôi,... vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.
-
Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.
-
Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.
-
Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.
-
Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.
-
Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kĩ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.
Điều trị
Điều trị tại chỗ
Dùng các loại mỡ, kem, dung dịch với mục đích bong vẩy, tiêu sừng, hạn chế hình thành nhanh chóng vẩy da như:
-
Mỡ Salicyle 5%, 10%
-
Vitamin D3 và dẫn chất
-
Goudron
-
Nếu bệnh gặp ở bàn chân thì nên luôn luôn đi giầy có bít tất khi đi ra ngoài đường, điều này sẽ giúp da chân không cảm thấy khô, đồng thời ngăn ngừa các vết nứt ở da bị nhiễm khuẩn.
-
Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông).
Điều trị toàn thân
-
Acitretine: (Soriatane)
-
Cyclosporin: (Neoral)
-
Methotrexate
-
diprosalic
-
Quang trị liệu: UVB phổ hẹp(UVBTL01)
-
Quang hóa trị liệu: PUVA
Các thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo mọi người nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để có được thông tin chi tiết và cách điều trị thích hợp.
Hiện nay ở phòng khám CHUYÊN KHOA DA LIỄU 234 QUANG TRUNG đã áp dụng phương pháp điều trị vảy nến mới an toàn hiệu quả cao.