CÁC VẤN ĐỀ SẠM DA

DA LIỄU THANH HÓA ( TRỊ BỆNH DA LIỄU TẠI THANH HÓA )

CÁC VẤN ĐỀ SẠM DA 

 
Sắc tố Melanin có vai trò chính trong sự quyết định màu da, được tổng hợp trong các tế bào sắc tố ( Melanocytes) nằm ở lớp đáy của thượng bì. Sạm da tương ứng với sự quá tải sắc tố melanin hay sự phân bố bất thường sắc tố melanin trong da.
 
Trên lâm sàng, với ánh sáng thường, màu sắc của tổn thương là thông số đầu tiên giúp phân loại phần nào độ sâu của sự quá tải. Màu nâu hay đen thường tương ứng với tăng Melanin ở thượng bì. Nàu xám xanh thường tương ứng với tăng Melanin ở trung bì và hạ bì.
 
Về mô học, tăng Melanin ở thượng bì có thể tương ứng với số lượng tế bào sắc tố hay tăng lượng melanin trong thượng bì mà không làm thay đổi số lượng tế bào sắc tố. Cũng tương tự như vậy tăng Melanin ở lớp trung bì và hạ bì có thể tương ứng với sự hiện diện bất thường những tế bào tổng hợp Melanin trong hạ bì hay sự tích tụ Melanin trong hạ bì mà không có tế bào tổng hợp các sắc tố này.
 
Sạm da có thể khu trú hay lan tỏa toàn thân, sự thay đổi màu sắc ở da này có thể chỉ là biểu hiện của 1 bệnh da lành tính làm mất thẩm mỹ, nhưng cũng có thể là chỉ điểm cho 1 bệnh lý ở bên trong nội tạng mà chúng ta cũng cần được biết tới


ảnh minh họa
 
I.      Sạm da do chuyển hóa
 
1. Bệnh nhiễm sắc tố ( hemochromatose) : Sạm da lan tỏa có màu xám đậm ánh kim loại hay đen, chủ yếu ở vùng hở và các nếp gấp
 
2.Bệnh Willson : có thể sạm da ở chi dưới
 
3. Bệnh Gaucher : Sạm da chủ yếu ở mặt giống như nám ( Melasma ). Có thể có tăng sắc tố ở niêm mạc.
 
4. Bệnh Niemann – Pick : sạm da lan tỏa chủ yếu ở mặt.
 
5. Bệnh porphyrie da : Sạm da vùng hở, rậm lông vùng má, bọng nước và da mỏng dễ trợt.
 
6. Bệnh porphyrie variegata và porphyrie tạo hồng cầu bẩm sinh : cũng sạm da ở vùng hở.
 
7. Suy thận mãn : Sạm da do urê huyết cao có màu xám mờ, tập trung nhiều ở vùng hở. Các niêm mạc không bị
 
II.         Sạm da do nội tiết
 
1.      Bệnh Addison : Sạm da lan tỏa, chủ yếu ở vùng hở, vùng cọ sát, vùng chấn thương và vùng bình thường có tăng sắc tố. Các niêm mạc ( miệng, sinh dục, kết mạc ) cũng thường bị.
2.      Ngoài da các bệnh sau đây có thể cho sạm da dạng Addison :
-         Hội chứng Cushing
-         Hội chứng Nelson ( u tuyến yên kỵ crôm sau cắt bỏ thượng thận 2 bên )
-         Bệnh to cực
-         U tế bào ưa crôm
 
3.      Cường giáp : Sạm da có thể lan tỏa dạng Addison hay khu trú vùng quanh hốc mắt ( dấu hiệu jelinek )
 
4.      Nám mặt : xuất hiện khi có thai hay uống thuốc ngừa thai. Các mảng tăng sắc tố đối xứng thường ở phía trên của mặt. Yếu tố nội tiết là nguyên nhân chính. Ngoài da còn có các yếu tố khác như tia cực tím, di truyền.
 

III. SẠM DA DO THIẾU DINH DƯỠNG

                                                                       

ảnh minh họa

1.      Thiếu Vitamin A : có thể đi kèm với những sẩn nang lông tăng sừng và tăng sắc tố ở kết mạc

2.      Bệnh Pellagra ( thiếu Vitamin PP ) và các hội chứng dạng Pellagra : có thể gặp sạm da dạng Addison hay sạm da ở các vùng phơi bày.

3.      Bệnh Scorbut ( thiếu Vitamin C ) : sạm da cũng có thể có dạng giả Addison.

4.      Thiếu Folates. Vitamin B12, thiếu máu Biermer : có thể đi kèm với sạm da lan tỏa hya khu trú ( ở lưng bàn tay và các ngón tay, móng đen lan tỏa hay có sọc).

5.      Các hội chứng kém hấp thu hay suy dinh dưỡng ( Kwashiokor) : cũng có thể đi kèm với sạm da.

6.      Bệnh Whipple : thường có sạm da lan tỏa.

Sự lý giải bệnh sinh học của các trường hợp sạm da do thiếu dinh dưỡng rất khó do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau ( thiếu đạm, thiếu vitamin, rối loạn nội tiết…)

IV. SẠM DA DO TÁC NHÂN VẬT LÝ

1.      Tia cực tím : là tác nhân gây sạm da mạnh.

2.      XQ trị liệu : có thể gây sạm da khu trú trên những vùng chiếu tia hay sạm da toàn thân sau chiếu tia cho bướu ở gian não.

3.      Các chấn thương lặp đi lặp lại : như cọ sát, gãi đi kèm với sạm da. Vai trò của ngứa đã được nêu ra để giải thích sinh bệnh học của bệnh thoái hóa dạng tinh bột dát và sắc tố ( amylose maculeuseet pigmentaire ), sạm da hình lưới thường gặp ở phần trên của lưng.

V. SẠM DA DO THUỐC
Thường gặp. Các thuốc gây sạm da rất nhiều ( bảng dưới đây )
 
Hormones và tương đương
ACTH, MSH, oestroprogestatifs, corticosteroides…
Thuốc chống ung thư

BCNU, Bleomycine, Busulfan, Caryolysine, Cyclophosphamide, Daunorubicine, Doxorubicine

5 Fluoro-Uracile, Melphalan, Methotrexate, Procarbazine…
Kháng sinh :
Chlorhydrate de Tetracycline, Minocycline…
Thuốc khác:

Kháng sốt rét, kim loại nặng, thủy ngân, bạc, chì, Phenothiazine, Hydantoines…

1.      Hồng ban sắc tố cố định : là một dạng lâm sàng rất đặc trưng của trúng độc da do thuốc. Đầu tiên là những dát hồng ban màu đỏ thẩm, hình tròn hay bầu dục, ở da hay niêm mạc, đôi khi có bóng nước diễn tiến cho những dát tăng sắc tố giới hạn rõ. Nếu dùng thuốc đó lại thì hồng ban sẽ tái phát ngay vị trí cũ. Có rất nhiều thuốc cho hồng sắc tố cố định, thường gặp là thuốc chống đau, hạ nhiệt, barbituriques, dapsone…

2.      Sạm da đặc trưng khi dùng một số thuốc:

-         Gây viêm da do ánh sáng ( lucites ): Có thể cho tổn thương móng ( móng đen )

-         Kháng sốt rét ( chloroquine, hydroxychloroquine ): cho sạm da lan tảo màu xám xanh ở da, mặt, vùng trước xương chày, niêm mạc và móng.

-         Hydantoines và dẫn xuất Furantoine : gây sạm da lan tỏa dạng Addison hay sạm da khu trú dạng nám mặt.

-         Các thuốc chống phân bào :

+ Bléomycine : tổn thương tăng sắc tố khu trú thành dải thường gặp ở thân mình. Tăng sắc tố ở móng thường gặp:

+ Corticoides hay acide nicotinique có thể cho những dạng sạm da giả gai đen.

+ Psoralènes: là những chất nhạy cảm với ánh sáng. Uống 8 methoxypsoralène và chiếu UV kéo dài gây sạm da. Sạm da thứ phát sau thoa dầu thơm cũng do các dẫn xuất psoralènes chứa trong dầu thơm. Tổn thương là những dát tăng sắc tố gặp ở vùng cổ và hở cổ.

-         Mynocycline : gây sạm da màu xám xanh lan tỏa hay khu trú.

-         Amiodarone : thuốc chống trầm cảm 3 vòng : có thể gây sạm da màu xám đậm ở các vùng phơi bày.

SẠM DA KẾT HỢP VỚI CÁC BỆNH UNG BƯỚU

1.      Bệnh tế bào bón da : thể hiện mề đay sắc tố gồm nhiều dát màu nâu nhạt rải rác khắp cơ thể và sưng đỏ lên khi bị kích thích.

2.      Bệnh gai đen : gồm những mảng da đầu tiên có màu xám dơ sau đó đen có giới hạn mờ, đối xứng ở các nếp gấp đặc biệt là ở nách, ót và vùng hậu môn – sinh dục. Bệnh gai đen thường có liên quan tới tình trạng đề kháng insulin nhưng cũng có thể có nguồn gốc cận ung thư, thường là thứ phát sau ung thư dạ dày. Sạm da có thể liên quan tới bài tiết lạc chỗ các chất MSH hay ACTH- like bởi các tế bào ung thư.

3.      Sạm da toàn thể: có thể xuất hiện trong diễn tiến của u hắc tố ác tính di căn đi kèm với melanin niệu, rất hiếm

4.      Một số bệnh về máu : như bệnh Hodgkin, u lymphô, bệnh bạch cầu lymphô mạn có thể đi kèm với sạm da. Ngứa có thể có vai trò trong sự sinh rồi loạn sắc tố.

SẠM DA SAU VIÊM

Một số bệnh viêm da khác nhau sau khi lành, có thể để lại những dát tăng sắc tố :

-         Bệnh da do nhiễm trùng hay do ký sinh trùng

-         Bệnh da có ngứa

SẠM DA DO NHIỄM

1.      Bệnh lang ben : có thể cho những dát tăng sắc tố màu nâu vàng ở thân mình.

2.      Nhiếm HIV : thường cho những dát tăng sắc tố ở da, niêm mạc hay móng. Đỏ da sắc tố hiếm thấy hơn. Rất khó tìm một nguyên nhân chính xác nào gây sạm da ngoại trừ nguyên nhân do thuốc. Những sọc tăng sắc tố ở móng rất đặc trưng của thuốc.

 

Theo dalieuthanhhoa.vn

Hỗ trợ trực tuyến

ho tro truc tuyen
vay nen